Tăng độ sang trọng và quý phái cho nàng khi diện trang phục tông màu trắng
Chiều 27.2.2025, tại cuộc họp báo về các vấn đề kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố, đại diện Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã thông tin về tình hình dịch cúm mùa cũng như các loại bệnh truyền nhiễm khác trên địa bàn thành phố.Cụ thể, theo bà Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, ngành y tế luôn duy trì một hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm về hô hấp cấp, trong đó có bệnh cúm.Theo ghi nhận của hệ thống giám sát Viện Pasteur TP.HCM và HCDC, thời điểm nào cũng xuất hiện các ca cúm và thường tăng từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Số ca mắc cúm hiện nay tại thành phố có dấu hiệu giảm so với các năm trước và không ghi nhận ca cúm nặng.Trong 7 tuần đầu năm 2025, số ca mắc cúm tại thành phố là 595 ca, giảm 34% so với cùng kỳ đầu năm 2024, trong đó chỉ có 39 trường hợp điều trị nội trú, không có ca cúm nặng.51 tay chèo tranh tài tại giải đua thuyền sup Tuy Hòa
Rồi Khang còn nói: "Cuộc sống tuy đơn giản mà hạnh phúc, những thứ nhỏ nhặt luôn khiến chúng ta bình yên. Và mình cũng muốn chia sẻ những món ăn, đặc sản của quê đến với mọi người".
Nông dân có thu nhập cao nhất hơn 26 tỉ đồng/năm
Theo Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA), xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã vượt 2 tỉ USD chỉ sau 2,5 tháng. Trong 15 ngày đầu tháng 3, khi giá cà phê trên thị trường thế giới tăng cao đã kéo kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam cũng tăng mạnh. Đặc biệt, mặt hàng cà phê arabica xuất khẩu lên tới 6.805 USD/tấn, cao nhất từ trước đến nay. Nhờ giá cao nên lượng cà phê xuất khẩu đạt 5.661 tấn, tăng đến 58% về lượng và giá trị trên 38,5 triệu USD, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, mặt hàng chủ lực của cà phê Việt Nam là robusta có giá xuất khẩu bình quân 5.392 USD/tấn; sản lượng xuất khẩu 73.572 tấn, kim ngạch gần 397 triệu USD, giảm 20,6% về lượng nhưng tăng 31,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 15 ngày đầu tháng 3, lượng cà phê nhân của Việt Nam xuất khẩu 82.262 tấn, giảm 16,6%; kim ngạch đạt gần 453 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2024.Tại các tỉnh Tây nguyên, trong giai đoạn nửa đầu tháng 3, giá cà phê có lúc chạm đến cột mốc kỷ lục của năm 2024 là 135.000 đồng/kg. Nhưng mức giá này không giữ được lâu và sau đó hạ nhiệt theo xu hướng chung của thị trường thế giới. Đến ngày hôm nay (20.3) khi thị trường thế giới tăng nhiệt trở lại, giá cà phê một lần nữa quay trở lại mức kỷ lục 135.000 đồng/kg. Theo VICOFA, cơn sốt giá cà phê hiện nay có nhiều yếu tố tác động nhưng chủ yếu vẫn do cung thấp hơn cầu. Bên cạnh đó, tại Việt Nam nhiều nông dân vẫn bán cầm chừng chứ không bán ồ ạt ngay sau vụ thu hoạch như trước kia. Điều này khiến nguồn cung cà phê của Việt Nam luôn ở mức thấp.Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15.3, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt gần 398.000 tấn, giảm 15,2% nhưng kim ngạch đạt trên 2,1 tỉ USD, tăng 46,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Với mức giá tốt như hiện tại, dự báo xuất khẩu cà phê cả năm 2025 có thể đạt tới 6 tỉ USD.
Thông tin tới báo chí chiều 20.3, Bộ Tài chính cho biết, ngày 11.3, bộ này đã có Tờ trình số 64/TTr-BTC trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa.Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính - tiền tệ.Ở góc độ chính sách thuế, theo Bộ Tài chính, hệ thống pháp luật về thuế hiện hành đã có quy định mang tính bao quát, đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, cá nhân (kể cả trong nước và nước ngoài) có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản số vẫn chưa có quy định rõ việc xác định và phân loại các tài sản số cũng như hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi các loại tài sản này, qua đó làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách thuế tương ứng. Theo đó, trường hợp pháp luật chuyên ngành về tài sản số xác định rõ được bản chất, đồng thời cho phép tài sản số được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.Bộ Tài chính thông tin, hoạt động phát hành và giao dịch tài sản mã hóa đang phát triển nhanh chóng cả về khối lượng phát hành, giá trị giao dịch và mức độ phức tạp. Các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa đang diễn ra sôi động, đa dạng, thu hút số lượng lớn người tham gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, thương mại, an ninh của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.Việc triển khai thí điểm cho phép các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi và điều kiện triển khai thực tiễn, giảm thiểu tối đa các hành vi bất hợp pháp như "rửa tiền" và tài trợ khủng bố, bảo vệ nhà đầu tư, tạo tiền đề phát triển thị trường tài chính minh bạch, an toàn, bền vững.Ngày 3.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa.Tại kết luận cuộc họp, Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ trình Chính phủ ban hành nghị quyết thí điểm để áp dụng trên phạm vi toàn quốc, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Lễ này, người dân Nam bộ đi đâu 'trốn' nắng nóng?
Đáng lưu ý, nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình ở VN do UNFPA thực hiện năm 2016 cho thấy phá thai lặp lại còn khá phổ biến. Khoảng 17,4% phụ nữ cho biết đã từng phá thai trong cuộc đời của mình. Trong số những phụ nữ này, 73,1% đã từng phá thai một lần trong đời; 21,8% đã từng phá thai 2 lần; và 5,1% từng phá thai ít nhất 3 lần.